Một số khái niệm liên quan bệnh thận nên biết

Một số khái niệm liên quan bệnh thận nên biết

Nhân tiện có bệnh nhân nghiện thuốc lá có tổn thương mạch máu ngoại biên và suy thận mạn vào viện trong tình trạng nặng ( hình ảnh dưới đây).
Một số bạn hỏi về làm creatinin niệu và chỉ số A/C thế nào, rồi suy thận cấp và tổn thương thận cấp…. rồi tại sao mức lọc cầu thận của tôi giảm đi mà bác sĩ vẫn bảo bị suy thận mạn là sao? Trong khi bs bảo là suy thận mạn là chữa không khỏi chỉ có giữ và làm chậm suy nặng lên Vv.
Tôi xin trao đổi thêm về một số vấn đề mà một số đồng nghiệp ( học viên ) và bệnh nhân lần lượt các vấn đề một cách phổ thông dễ hiểu nhất có thể.

– Lạm dụng thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ tiến triển rối loạn chức năng thận, bất kể nguyên nhân gốc dễ của bệnh thận là gì.

– Tỷ lệ protein/ creatinine trong nước tiểu (mẫu nước tiểu ngẫu nhiên) đã được chứng minh là có mối tương quan chặt chẽ với protein niệu 24 giờ. Do đó có thể dùng chỉ số này nếu không làm được protein niệu 24 h trong việc đánh giá lượng protein trong nước tiểu nhiều hay ít.

– Tất cả các cách ước tính về mức lọc cầu thận (GRF) dựa trên creatinine huyết thanh sẽ kém chính xác hơn ở những bệnh nhân không có nồng độ creatinine ổn định (creatinine huyết thanh đang thay đổi), bệnh nhân có khối cơ quá ít ( gày suy kiệt..) hoặc quá nhiều (những người béo, vận động viên, tập thể hình..) hoặc những người có chế độ ăn uống bất thường. Các xét nghiệm với độ thanh thải creatinin được hiệu chỉnh nên được thực hiện cho những trường hợp mà ước tính thông thường có thể không chính xác. Trên thực hành lâm sàng, ngoài các dấu hiệu khác chỉ dấu của bệnh thận mạn, bệnh nhân chỉ được phân loại giai đoạn bệnh thận mạn nếu dựa trên mức lọc cầu thận khi độ lọc đó được kiểm tra liên tục trong vòng 3 tháng và không có yếu tố thúc đẩy tình trạng nặng của bệnh.

– Thuật ngữ “Suy thận cấp” (ARF)dùng trước đây hay tổn thương thận cấp tính (AKI) là thuật ngữ hiện đang thay thế cho khái niệm “Suy thận cấp” (ARF) , mô tả sự suy giảm đột ngột của chức năng thận xảy ra trong một vài giờ đến vài ngày. Tình trạng suy giảm chức năng thận này thì chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần …tùy theo nguyên nhân gây nên và phương pháp điều trị

– Bệnh nhân đang mắc thận mạn tính (CKD) rất dễ bị tổn thương thận cấp – AKI vì khi thận đã có tổn thương mạn tính thì rất dễ nhạy cảm với các tác nhân gây độc cho thận.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu quai ( FUROSEMIDE) nên được sử dụng trong điều trị bệnh nhân quá tải thể tích và không phải là thuốc đầu tay trong điều trị AKI hoặc bệnh nhân có thiểu niệu.Nói chung đây là thuốc lợi tiểu không nên sử dụng tùy tiện vì nguy cơ có hại hơn có lợi cho đa phần bệnh nhân nếu chỉ định không đúng ( như hạ muối, hạ kali, suy thận nặng lên , rối loạn chuyển hóa vv). Tránh trường hợp trên thực tế, cứ thấy bệnh nhân phù, hoặc tiểu ít là cho lợi tiểu nhóm này.

Quản trị viên

Vì một tương lai không có suy thận mạn

Post Comment