Bệnh thận mạn (CKD) xảy ra khi người bệnh có bệnh thận – tiết niệu mạn tính hoặc các bệnh lý toàn thân mà không được điều trị, theo dõi. Khi bị bệnh thận mạn là khi chức năng của thận không còn ở mức bình thường.
Bài viết của PGS. Tuyển về bệnh thận mạn:
- Đặc điểm một số bệnh thận mạn tính – phần 1: tiêu chuẩn bệnh thận mạn
- Đặc điểm một số bệnh thận mạn tính – phần 2: giai đoạn bệnh thận mạn
- Đặc điểm một số bệnh thận mạn tính – phần 3: nguyên nhân bệnh thận mạn
- Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
Thận là cơ quan bài tiết của cơ thể. Nó có chức năng loại các chất độc, ảnh hưởng tới cân bằng điện giải và quá trình sản xuất một số hormon.
Thay đổi khi bị bệnh thận mạn
– Chức năng đào thải chất độc, đào thải các sản phẩm chuyển hóa trong cơ thể bị giảm. Sự giảm chức năng này thường được nhận biết qua định lượng creatinin trong máu.
Dựa vào định lượng creatinin trong máu có thể tính được mức lọc cầu thận (GFR). Trong thực hành lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh thận mạn khi GFR nhỏ hơn 120 ml/phút/ 1.73m2, và khi GFR nhỏ hơn 60 ml/phút/ 1.73m2 thì được gọi là suy thận mạn. Ở giai đoạn suy thận mạn, trên siêu âm có thể thận đã bị xơ hóa và teo nhỏ.
– Khi chức năng thận bình thường thì cơ thể có khả năng tự cân bằng mức điện giải trong máu. Khi bị bệnh thận mạn, điện giải trong cơ thể không thể tự cân bằng mà phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, và việc ăn quá ít hoặc quá nhiều đều có thể gây ra bệnh lý. Trong số các điện giải thì Kali được coi là nguy hiểm nhất. Việc cao quá hoặc thấp quá của chỉ số này có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.
– Khi bị bệnh thận mạn, một trong số các hormon bị thiếu hụt được nhận biết rõ rệt nhất là Erythropoietin. Đây là hormon kích tạo hồng cầu. Khi thiếu hormon này cơ thể sẽ bị thiếu máu. Ngoài ra, bệnh thận mạn cũng làm giảm hormon PTH, làm ảnh hưởng tới việc hấp thu vitamin D và gây loãng xương.
Biến chứng khi bị bệnh thận mạn
Khị bị bệnh thận mạn, rất ít trường hợp có thể khỏi, tức là hầu như không thể quay lại chức năng thận bình thường như ban đầu.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm sẽ có thể giúp kéo dài thời gian dẫn tới giai đoạn cần phải điều trị thay thế (lọc màng bụng, thận nhân tạo, …)
Một số biến chứng thường gặp của bệnh thận mạn:
- Giữ nước dẫn tới phù ở tay, chân, tràn dịch màng phổi, phù phổi
- Tăng huyết áp
- Tăng kali máu đột ngột có thể gây ngừng tim
- Suy tim
- Loãng xương
- Thiếu máu
- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm khả năng sinh sản
- Chất lượng cuộc sống giảm, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, năng suất lao động giảm
- Giảm đáp ứng miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, có thể bị viêm ngoài màng ngoài tim, viêm mô tế bào, ….
- Khó mang thai, khó giữ thai, tình trạng thận nặng hơn khi mang thai
- Đến giai đoạn cuối chức năng thận không còn khả năng sẽ cần phải điều trị thay thế như lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo, …
Biên dịch bởi Bs. Đoàn Thoại