Thuốc cản quang có thể gây suy thận

Thuốc cản quang có thể gây suy thận

Trong khám chữa bệnh hàng ngày, chúng tôi gặp không it bệnh nhân đến khám vì phát hiện suy thận, đặc biệt sau khi tiêm thuốc cản quang.

Bệnh nhân có thể bị sỏi thận trước đó, tiểu đường vv, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân không được biết chức năng thận của mình trước đó, thậm chí nhiều BN được cơ sở y tế cho chụp CT có tiêm thuốc trước khi có kết quả đánh giá chức năng thận. Điều này rất khó để biết tình trạng suy thận là do thuốc cản quang hay bệnh nhân đã có suy thận hay bệnh thận mạn trước đó, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Những bệnh nhân sau là những người có nguy cơ cao suy thận do thuốc cản quang:
– Tuổi cao (trên 70 tuổi),
– Xơ gan giai đoạn muộn,
– Hội chứng thận hư không đáp ứng,
– Đa u tủy xương,
– Đái tháo đường (ĐTĐ), đặc biệt ở những bệnh nhân đã có biến chứng trên thận,
– Bệnh thận mạn tính,
– Suy tim giảm cung lượng,
– Bệnh nhân ghép thận…
– Thiếu máu, Thiếu dịch lòng mạch (Nhiễm khuẩn huyết, sử dụng lợi tiểu…)
– Đang dùng các thuốc có độc với thận (NSAIDs, Aminoglycosid, Cyclosporin, …)
– Giảm Albumin máu ( < 35 g/L),
– Huyết áp thấp

Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh thận do thuốc cản quang;

– Người bệnh: Cần nói rõ cho Bs biết bệnh đang có của mình khi đi khám bệnh và có chỉ định tiêm thuốc cản quang.

– Thày thuốc cần: Lựa chọn phương pháp và bệnh nhân một cách cẩn thận.
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nêu trên đều phải cần được điều chỉnh các yếu tố nguy cơ một cách tối đa trước khi tiến hành chụp. Cần phải sử dụng thuốc cản quang liều tối thiểu và phải được kiểm tra creatinin máu trước khi chụp và sau 48 đến 72 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang.

Không một biện pháp nào chứng minh có hiệu quả rõ ràng để ngăn ngừa trong những nhóm nguy cơ cao ngoại trừ việc sử dụng dịch truyền và thuốc cản quang áp lực thẩm thấu thấp trong những trường hợp cụ thể. Furosemid và mannitol không nên được sử dụng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận do thuốc cản quang

Nguồn:
1. Contrast-induced Nephropathy: Pathophysiology and Preventive Strategies, Critical Care Nurse Vol 33, No.1, February 2013: 37-46
2. McCullough PA, Choi JP, Feghali GA, et al. Contrast-Induced Acute Kidney Injury. J Am Coll Cardiol. 2016;68(13):1465-1473.

Quản trị viên

Vì một tương lai không có suy thận mạn

Post Comment