Bệnh thận mạn khi đã xảy ra tức là đã có quá trình tổn thương thận kéo dài vài tháng đến nhiều năm.
NGUYÊN NHÂN
Một số bệnh lý có thể dẫn đến bệnh thận mạn như:
– Các bệnh lý nguyên phát tại thận: viêm cầu thận, viêm ống kẽ thận, thận đa nang, tắc nghẽn hệ tiết niệu (như sỏi niệu quản, hẹp vị trí nối bể thận niệu quản, u đường bài xuất, …), viêm thận bể thận mạn, …
– Các nguyên nhân thứ phát do bệnh lý toàn thân như đái tháo đường type I và II, tăng huyết áp, bệnh thận và thai nghén, …
TIẾN TRIỂN NHANH
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm quá trình bệnh thận mạn tiến triển xấu nhanh hơn như:
– Đái tháo đường nhưng kiểm soát đường huyết kém (bỏ điều trị, không tuân thủ chế độ ăn đúng, …)
– Bệnh thận đa nang
– Bệnh thận sau ghép
– Một số bệnh thận tiết niệu nguyên phát ở thể tiến triển nhanh
– Hút thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm tương tự.
– Phát hiện bệnh thận mạn ở giai đoạn muộn
PHÒNG NGỪA
Triệu chứng bệnh thận tiết niệu thường không có hoặc không rõ ràng nên biện pháp duy nhất là kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có tầm soát các bệnh lý thường gặp về thận – tiết niệu.
Nếu đang có bệnh thận tiết niệu mạn tính, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị và theo dõi dưới sự hướng dấn của bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu. Việc điều trị này giúp kéo dài thơi gian dẫn tới bệnh thận mạn. Hầu hết bệnh thận – tiết niệu đều có thể “sống chung hòa bình”.
Một số biện pháp có thể làm tăng hiệu quả điều trị, kiểm soát trong quá trình điều trị bệnh lý thận tiết niệu:
- Giảm cân nếu cần
- Tăng hoạt động thể lực trong giới hạn hướng dẫn của bác sĩ
- Chế độ ăn lành mạnh, phù hợp dưới hướng dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi huyết áp đầy đủ
- Dùng thuốc đúng hướng dẫn, đúng liều. Không tự ý dùng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ.
- Điều trị bệnh lý toàn thân (tăng huyết áp, đái tháo đường,…) ổn định
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm tương tự
Biên dịch bởi BS. Đoàn Thoại