Bệnh thận và thai kỳ: phần 1 – Thay đổi sinh lý trong thai kỳ với thay đổi chức năng thận

Bệnh thận và thai kỳ: phần 1 – Thay đổi sinh lý trong thai kỳ với thay đổi chức năng thận

Sự hiểu biết về thay đổi sinh lý trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt các trường hợp thai phụ đã có bệnh thận trước đó. Nhiều phụ nữ khi mang thai hoặc sau khi sinh mới phát hiện bệnh thận. Bệnh thận đó có thể phát sinh trước đó mà không biết hoặc phát sinh trong quá trình mang thai. Việc tìm hiểu kiến thức về bệnh thận và thai kỳ không chỉ cần cho thầy thuốc mà cũng cần cho thai phụ.

I. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ BỆNH THẬN VÀ THAI KỲ

– Khi tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính tăng lên và phụ nữ mang thai ở tuổi cao hơn, việc kiểm soát bệnh thận trong thai kỳ ngày càng trở nên cần thiết với các nhà thận học.

– Phụ nữ bị mắc bệnh thận phải đối mặt với một số khó khăn trong thai kỳ do tăng yêu cầu sinh lý đối với thận tăng lên và nguy cơ tiến triển bệnh, khả năng gây bệnh tiềm tàng của thuốc và tăng nguy cơ biến chứng như tiền sản giật và sinh non.

– Những thách thức với các bệnh tiềm ẩn trong thai kỳ, chẳng hạn như bệnh tự miễn hoặc đái tháo đường, cần phải có một nhóm đa chuyên khoa để đảm bảo kết quả tốt cho bà mẹ và thai nhi.

– Tỷ lệ tổn thương thận cấp tính trong thai kỳ nói chung đang giảm trên toàn thế giới, nhưng vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm ở các nước đang phát triển.

– Mang thai cũng có thể là lần đầu tiên người phụ nữ phát hiện bệnh thận hoặc tăng huyết áp.

– Sự hiểu biết về thay đổi sinh lý trong thai kỳ là rất quan trọng trong chẩn đoán. Trong nội dung chia sẻ này, bs sẽ nói qua một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ, MỘT SỐ BỆNH LÝ THẬN TRONG THAI KỲ, BAO GỒM:

1. Nguyên nhân và cách xử trí tổn thương thận cấp tính trong thai kỳ

2. Rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ.

3. Quản lý, cách chăm sóc phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc hạ áp và ức chế miễn dịch.

II. THAY ĐỔI SINH LÝ TRONG THAI KỲ VỚI THAY ĐỔI CHỨC NĂNG THẬN

Có những thay đổi đáng kể về huyết động và miễn dịch xảy ra trong quá trình mang thai

– Những thay đổi huyết động chính trong thai kỳ bao gồm tăng thể tích máu, giảm sức cản mạch máu toàn thân và tăng cung lượng tim.

– Có sự gia tăng nồng độ của thuốc giãn mạch, như oxit nitric và relaxin, và khả năng kháng tương đối với thuốc co mạch, như angiotensin II.

– Thông thường có sự giảm huyết áp hệ thống, thường đạt đến mức thấp nhất sau 20 tuần thai. Mức lọc cầu thận (GFR) tăng 50%, dẫn đến giảm sinh lý ở nồng độ creatinine huyết thanh (Scr). Nồng độ Scr bình thường trong thai kỳ là trong khoảng 0,4 – 0,6 mg / dL (35.36 Micromol/l – 53.04 Micromol/l). Sự kết hợp của giãn cơ trơn do progesterone và chèn ép cơ học bởi tử cung to dần có thể gây ra giãn đài bể thận 2 bên và cản trở lưu thông nước tiểu trong thời kỳ có thai.

– Sự bài tiết protein qua nước tiểu tăng lên trong quá trình mang thai bình thường, từ 60 đến 90 mg / ngày đến 180 đến 250 mg / ngày, được đo bằng đong nước tiểu 24 giờ. Do hậu quả của sự gia tăng sinh lý protein niệu này, ngưỡng tăng protein niệu trong thai kỳ đã được đặt ở mức độ bài tiết protein cao hơn 300 mg / ngày.

– Sự gia tăng protein niệu này được cho là do siêu lọc, nhưng cũng có thể là do sự thay đổi tính thấm của mao mạch cầu thận. Một số nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng protein niệu ở ống thận, được qui cho là sự gia tăng protein retinolbinding trong nước tiểu, điều này trái ngược với sự gia tăng albumin niệu, sẽ phản ánh nguồn cầu thận.

– Việc sử dụng tỷ lệ protein-creatinine trong nước tiểu (UPCR) đã được ưu tiên trong chẩn đoán tiền sản giật, thường được đặc trưng bởi protein niệu (UPCR> 0,3 g / g). UPCR là một thử nghiệm nhanh hơn có độ nhạy và độ đặc hiệu chấp nhận được. Có thể tăng UPCR trong trường hợp không bị tăng huyết áp hoặc bệnh thận, một hiện tượng được gọi là protein niệu đơn độc, hiện có đến 15% trường hợp mang thai.

Cuối cùng, có một số thay đổi về chức năng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng trong thai kỳ có thể có tác động quan trọng đến diễn biến của các bệnh tự miễn, một nguyên nhân phổ biến làm giảm chức năng thận ở phụ nữ trẻ. Mang thai bình thường được đặc trưng bởi sự thay đổi từ loại tế bào T helper (Th) type 1 (Th1; miễn dịch qua trung gian tế bào) sang loại Th2 (miễn dịch qua trung gian dịch thể), rất quan trọng đối với khả năng kháng lại các kháng nguyên của thai nhi, sự xâm nhập của vi khuẩn và hình thành nhau thai.

Ngoài ra, số lượng tế bào T điều tiết, tế bào thúc đẩy sự thích ứng miễn dịch, được tăng lên trong thai kỳ bình thường, góp phần hơn nữa trong việc thiết lập khả năng bảo vệ thai nhi. Trong các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), sự thay đổi về số lượng và chức năng của các tế bào T điều tiết có thể tương quan với tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, như tiền sản giật, và tiền lượng về mẹ và thai kém.

Quản trị viên

Vì một tương lai không có suy thận mạn

Post Comment