Khái niệm cơ bản về Thận -Tiết niệu

Cơ thể con người trao đổi chất với môi trường thông qua hệ tiêu hóa. Mục đích của việc trao đổi này là thu nhận các chất cần thiết giúp cho việc tạo năng lượng để các tế bào hoạt động. Các sản phẩm không cần thiết sẽ bị bỏ lại trong ruột và trong máu.

Thận – Tiết niệu là cơ quan giúp cơ thể loại bỏ các chất thải tan trong máu ra khỏi cơ thể, đồng thời chúng giúp cân bằng điện giải và lượng nước trong máu.

Ure là sản phẩm chuyển hóa của thực phẩm protein. Ure là chất độc của cơ thể và được phóng thích vào máu. Thận có chức năng đào thải ure ra khỏi cơ thể cùng với các chất độc hại khác.

Ngoài ra, thận còn có chức năng quan trọng khác là kiểm soát sự sản xuất hormon erythropoietin – một loại nội tiết tố có chức năng kích tạo hồng cầu từ tủy xương. Khi chức năng thận giảm, sự giảm hormon này giảm sẽ gây ra thiếu máu.

SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỆ THẬN – TIẾT NIỆU

Thận

– Mỗi người thường sẽ có hai quả thận. Thận nằm ở dưới xương sườn, sát hai bên cột sống. Các trường hợp không điển hình có thể có nhiều hơn 2 thận (thường gặp nhất là 3 thận trong đó có một bên thận đôi), thận không nằm ở vị trí bình thường mà lạc chỗ xuống hố chậu (gọi là thận lạc chỗ).

– Chức năng của thận:

+ Loại bỏ các chất độc hại, các sản phẩm chuyển hóa trong máu và thuốc dư thừa trong máu

+ Cân bằng nội môi, điện giải trong máu

+ Kiểm soát huyết áp, kiểm soát số lượng hồng cầu trong máu.

+ Cân bằng calci và phospho giúp xương khỏe mạnh.

Mỗi quả thận có rất nhiều cầu thận. Sau khi nước tiểu được sản xuất ở cầu thận, chúng được đi qua một hệ thống ống để chọn lọc các chất cần giữ lại rồi cuối cùng ra bể thận. Từ bể thận nước tiểu qua niệu quản xuống bàng quang và đi ra ngoài thông qua niệu đạo.

Niệu quản

+ Là một ống nhỏ nối từ bể thận xuống niệu quản.

+ Cơ ở thành niệu quản co thắt giúp nước tiểu được di chuyển một chiều từ thận xuống bàng quang. Trong trường hợp bàng quang đầy, cơ này sẽ giúp nước tiểu trào ngược lên thận. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng nhiễm trùng ngược dòng.

+ Chu kỳ co thắt của cơ thành niệu quản là 10 – 15 giây.

Bàng quang

+ Là một cơ quan rỗng có xu hướng hình tam giác. Bàng quang nằm ở tiểu khung, ngay phía sau khớp mu.

+ Bàng quang có thể giãn nở để đựng nước tiểu. Và sau đó co lại khi đi tiểu để đẩy nước tiểu ra ngoài thông qua niệu đạo.

Cơ thắt niệu đạo

+ Cơ này nằm ở vị trí nối niệu đạo – bàng quang.

+ Chức năng của cơ này là giúp co thắt không cho nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Khi có tổn thương cơ này hoặc thần kinh chỉ đạo cơ này sẽ gây ra bệnh đái không tự chủ.

Thần kinh cơ bàng quang: thần kinh này giúp nhận biết bàng quang đã đầy và gây ra cảm giác muốn đi tiểu.

Niệu đạo

+ Cho phép nước tiểu chảy từ bàng quang ra ngoài

+ Khi đi tiểu, não bộ sẽ điều chỉnh cơ bàng quang co thắt mạnh để đẩy nước tiểu ra ngoài, đồng thời cơ thành niệu đạo giãn để mở rộng đường cho nước tiểu chảy ra ngoài.

Cơ quan liên quan khác: tiền liệt tuyến ở nam giới

HÌNH ẢNH NƯỚC TIỂU

+ Nhìn bằng mắt thường: nước tiểu bình thường có màu vàng rơm, trong. Một số trường hợp có thể đậm hơn giống màu nước chè. Nếu có màu nâu sẫm thường nghĩ đến chức năng gan mật không bình thường. Nước tiểu màu hồng hoặc màu đỏ là biểu hiện của đái máu.

+ Xét nghiệm nước tiểu là một chỉ định thường quy với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Việc xác định các chất xuất hiện bất thường trong nước tiểu (hồng cầu, protein, đường, …) sẽ giúp chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu

Biên dịch bởi BS. Đoàn Thoại

Quản trị viên

Vì một tương lai không có suy thận mạn

Post Comment