Đái máu – phần 3: Chẩn đoán phân biệt

Đái máu – phần 3: Chẩn đoán phân biệt

Bài viết cùng chủ đề

Đái ra máu là trường hợp trong nước tiểu có hồng cầu, dù là đại thể hoặc vi thể thì cần được xác minh bằng xét nghiệm. Vì vậy, có một số trường hợp nước tiểu màu đỏ nhưng không phải là đái máu.

Đái ra huyết sắc tố: Nước tiểu màu đỏ, có khi đỏ sẫm, để lâu biến thành màu nâu đen.,,không có lắng cặn hồng cầu. Soi kính hiển vi không thấy hồng cầu.

Đái ra Pocphyrin:Pocphyrin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin, myoglobin bình thường trong nước tiểu có khoảng 10 – 100g /24 giờ. Nước tiểu hồng nhạt. Soi kính hiển vi không thấy có hồng cầu.

Đái ra Myoglobin: Nước tiểu màu vàng, Soi kính hiển vi không thấy có hồng cầu.

Bệnh lý gan mật gây tăng urobilinogen và bilirubin niệu

– Viêm gan do virus, tắc mật cũng có màu nâu sẫm như nước vối.

– Nếu dây ra quần áo trắng, có màu vàng, để lâu không có lắng cặn, xét nghiệm nước tiểu có sắc tố mật.

Do thuốc hoặc hoạt chất khác:

– Nước tiểu có màu đỏ do uống một số thuốc hoặc dược chất như: đại hoàng, Chloroquin (Aralen), Furazolidon (Furoxone), Nitrofurantoin (Furadantin), Phenazopyridin (Pyridium), Phenolphtalein, Rifampicin (Rifadin).

Quản trị viên

Vì một tương lai không có suy thận mạn

Post Comment