MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hội chứng thận hư (HCTH) là hội chứng đặc trưng bởi protein niệu cao (>3,5g/24h/1,73 m2da), albumin máu giảm, tăng lipid máu và phù.
Sinh bệnh học
Giảm albumin máu
– Chủ yếu mất albumin qua nước tiểu do tổn thương cầu thận. Một số yếu tố làm nặng thêm tình trạng này bao gồm:Ăn uống kém (do chán ăn) và giảm hấp thu (do phù nề thành ruột).Albumin tập trung nhiều ở màng lọc cầu thận và tăng chuyển hóa albumin tại ống thận.Sự phân bố của albumin trong lòng mạch và ngoài khoảng kẽ.Giảm tốc độ sinh tổng hợp albumin tại gan.
Phù – Cơ chế gây phù của HCTH
– Giảm albumin máu gây giảm áp lực keo (có tác dụng giữ nước trong lòng mạch), nước từ lòng mạch thoát ra khoảng kẽ gây phù,
– mất dịch trong lòng mạch gây giảm thể tích tuần hoàn, kích thích phức hợp cạnh cầu thận bài tiết renin, kích thích receptor thể tích, từ đó kích thích vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên bài tiết hormon chống lợi niệu (ADH), kích thích receptor thể tích làm giảm bài tiết peptid lợi niệu nhĩ (ANP).
– Renin được tiết từ phức hợp cạnh cầu thận chuyển angiotensin huyết tương thành angiotensin I, dưới tác dụng của men chuyển angiotensin (ACE) được chuyển thành Angiotensin II. Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận sản xuất aldosteron làm tăng tái hấp thu muối nước từ ống lượn xa.
– ADH kích thích làm tăng tái hấp thu nước tại ống góp.
– Giảm tiết ANP làm giảm bài tiết muối và nước tại thận, và:
– Muối và nước – được giữ lại trong cơ thể dưới tác dụng của renin, sự tiết hormon ADH, cùng sự giảm tiết peptid ANP – thoát từ lòng mạch (nơi có áp lực keo thấp) ra khoảng kẽ làm tình trạng phù tăng lên.
Tăng lipid máu:
– Tăng lipid máu là hậu quả của tình trạng giảm albumin máu, bao gồm tăng cholesterol, triglycerid, VLDL và giảm HDL huyết thanh. Xét nghiệm nước tiểu có thể có lipid niệu và các thể mỡ hình ovan.
Nguyên nhân nào gây nên hội chứng thận hư
– Hội chứng thận hư có thể là nguyên phát ( do tổn thương tại cầu thận) hoặc thứ phát do một số bệnh lý khác như một số bệnh lý sau đây:
– Sau nhiễm trùng (schistosoma, sốt rét… viêm gan…).Thuốc (penicillamin, phenytoin, vàng, NSAIDs…).Bệnh chuyển hóa (ĐTĐ, amyloid…).Bệnh collagen và bệnh lý miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thấp).Ung thư (lymphoma, đa u tủy xương). Huyết khối tĩnh mạch thận. Bệnh bẩm sinh và di truyền.
– Trước 1 bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện HCTH cần tìm nguyên nhân thứ phát
Dấu hiệu lâm sàng nhận biết HCTH bao gồm những gì
– Bệnh nhân bị HCTH thường biểu hiện rầm rộ nổi bật là triệu chứng phù: là dấu hiệu điển hình. Xuất hiện ở mặt vào sáng sớm, sau đó lan xuống chi dưới, phù tăng vào cuối ngày và khi đứng lâu. Trường hợp nặng có thể phù to toàn thân gây tràn dịch đa màng (tràn dịch ổ bụng, màng phổi, màng tim).
– Kèm theo với phù là tiểu ít, hoặc đến viện với những dấu hiệu của biến chứng
– Các triệu chứng lâm sàng khác: da nhợt, chán ăn, mệt mỏi…
– Tăng huyết áp: Là hậu quả của sự giữ muối nước hoặc do sự tăng tiết renin. 50% trường hợp có THA, tùy theo nguyên nhân và typ bệnh học HCTH. Ví dụ: bệnh thận thay đổi tối thiểu thường không có THA, viêm cầu thận màng tăng sinh nguyên phát hoặc thứ phát thường có THA.
– Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý gây HCTH thứ phát: bệnh ĐTĐ trong hội chứng thận hư do ĐTĐ, bệnh hệ thống khác, hoặc triệu chứng của bệnh nguyên phát ( Bệnh gây nên HCTH)
BN cần được làm những gì khi nghi ngờ bị hội chứng thận hư
– Xét nghiệm nước tiểu: tìm protein niệu, hồng cầu niệu vi thể, tế bào bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, trụ, định lượng nước tiểu 24h.
– Xét nghiệm máu: albumin, canxi máu giảm, lipid máu tăng, định lượng creatinin máu.
– Tìm nguyên nhân gây HCTH: đường máu sau ăn và đường máu lúc đói tăng trong bệnh ĐTĐ, định lượng kháng thể kháng ds-DNA trong lupus ban đỏ hệ thống.
– Sinh thiết thận: Chỉ định sinh thiết: Ở trẻ em: hội chứng thận hư kháng trị, phụ thuộc, tái phát nhiều lần, hoặc hội chứng thận hư có giảm chức năng thận. Ở người lớn: Chỉ định rộng rãi để phát hiện nguyên nhân bệnh thận ( chủ yếu loại tổn thương cầu thận) từ đó quyết định cách thức điều trị phù hợp và tiên lượng
( Còn tiếp)