– Phụ nữ có thai đang lọc máu chu kỳ có nguy cơ cao bị biến chứng cho sản phụ và thai gồm sảy thai, thai chế lưu, bỏ thai chủ động (do nguyên nhân bệnh lý), tăng huyết áp, tiền sản giật, thiết máu, đa ối, thai chậm phát triển trong tử cung, thai nhỏ hơn so với cùng tuổi thai của người khỏe mạnh, sinh non và cần chăm sóc tích cực sau sinh
– Bài đăng mới nhất trên tạp chí Clinical Kidney Journal, 2023, vol. 16, no. 1, 138–15 đã tổng kết 14 nghiên cứu tất cả nghiên cứu đề là nghiên cứu quan sát, 9/14 là nghiên cứu hồi cứu, 8/14 là nghiên cứu đơn trung tâm.
– Tổng số sản phụ tham gia nghiên cứu là 2364 với tổng số thai kỳ là 2754. Tuổi sản phụ từ 15-45. Béo phì có 808 sản phụ (chiếm 34,2%).
– Lọc máu chu kỳ chiếm ưu thế với 2551 bệnh nhân (chiếm 92,6%), lọc màng bụng với 203 bệnh nhân (chiếm 7,4%).
– Kết quả, có 68/402(16,9%) sảy thai tự nhiên, 21/402 (5,2%) bỏ thai chủ động và có 313 trường hợp nuôi được thai, nhưng trong 313 ca này có 26 ca chết ngay sau khi sinh. Tuổi thai trung bình từ 25,2 – 36 tuần.
– Biến chứng cho sản phụ là tiền sản giật 11,9%, tăng huyết áp 7,7% và thiếu máu 3,9%. Số thai sống là 287/402 (chiếm 71,4%), cân nặng khoảng từ 590 gram đến 3500 gram và chủ yếu là sinh non – biến chứng phổ biến nhất trong tất cả các nghiện cứu (chiếm 50-100%). Thai chậm phát triển trong buồng tử cung chiếm 5,9%, với thai nhi sau khi sinh ra nhỏ hơn so với thai cùng độ tuổi là 18,9%. Có 287 trẻ đẻ ra ổn định, nhưng có 22 trẻ tử vong sau đó, cộng gộp có tổng 48 ca chết (gồm chết ngay sau sinh và chết sau khi sinh ổn định) trên tổng số 313 ca.
– Tại Việt nam phụ nữ lọc máu chu kỳ có thai và sinh con không phải là hiếm tuy nhiên tỷ lệ là thấp.
– Có lẽ, có sự gia tăng số lượng nghiên cứu và tổng số sản phụ được báo cáo ở trên, tần suất có thai ở bệnh nhân bệnh thận mạng giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu chu kỳ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thực hành điều trị ở đối tượng này có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Phụ nữ lọc máu chu kỳ khi mong muốn có thai cần có sự tư vấn, theo dõi và trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa Thận – lọc máu, Bs sản khoa để có một kế hoạch mang thai, giữ thai và sinh con được an toàn.
Tài liệu tham khảo:
– Hayet Baouche et al. Pregnancy in women on chronic dialysis in the last decade (2010-2020): a systematic review. Clin Kidney J. 2022 Sep 12;16(1):138-150. Pubmed link.