ĐÁI NHIỀU LÀ THẬN YẾU CÓ ĐÚNG KHÔNG
Đái nhiều là thận yếu là KHÔNG ĐÚNG.
Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài, từ đó đảm bảo các chất trong máu được ổn định theo sinh lý bình thường.
Việc đái nhiều có thể là bình thường do uống nhiều nước, nếu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh lý của bàng quang.
UỐNG ÍT NƯỚC LÀ GIÚP THẬN KHÔNG “MỆT”, CÓ ĐÚNG KHÔNG
Uống ít nước vì lo thận “mệt” là một quan niệm rất sai lầm.
Cơ chế lọc cầu thận rất phức tạp. Một trong ba yếu tố quan trọng là áp lực keo của huyết tương trong máu. Khi uống ít nước, áp lực keo cao, lượng nước được tạo thành nước tiểu ở thận ít, các chất độc hại tan trong nước cần đào thải ra ngoài ít hơn, từ đó bị tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.
Khi uống nhiều nước, việc đào thải các chất độc hại dễ hơn mà còn giúp rửa hệ thống tiết niệu ngăn ngừa nhiễm khuẩn ngược dòng.
LÀM GÌ ĐỂ TỐT CHO THẬN
– Nếu có bệnh thận, hãy tuân thủ nghiêm túc chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ dặn dò.
– Nếu có thể, hãy uống đủ nước mỗi ngày.
– Không nhịn đi tiểu.
– Không nên ăn mặn ngay cả khi bạn không có bệnh thận.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ