Slider

CHUYÊN MỤC

BỆNH CỦA THẬN

Bệnh thường gặp của thận như các bệnh cầu thận mạn, bệnh ống kẽ thận, ung thư thận, suy thận mạn…

BỆNH TIẾT NIỆU

Bệnh tiết niệu phổ biến như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, u đường bài xuất, u bàng quang, …

BỆNH THẬN DI TRUYỀN

Bệnh tiết niệu của hệ Thận – Tiết  niệu chủ yếu có liên quan tới Thận, như thận đa nang, bệnh xốp tủy thận dạng bọt biển…

BỆNH THẬN & THAI NGHÉN

Bệnh thận có thể xuất hiện trước hoặc sau có thai. Nhóm bệnh này cần sự theo dõi của chuyên khoa Sản và Thận – tiết niệu

DINH DƯỠNG BỆNH THẬN

Thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh lý đang điều trị theo hướng dẫn là một yếu tố then chốt của hiệu quả điêu trị

BÀI VIẾT MỚI

TRƯỚC KHI ĐI KHÁM

Trước khi đi khám chuyên khoa Thận – Tiết niệu, quý vị cần lưu ý một số chuẩn bị cần thiết sau đây. Những chuẩn bị này sẽ giúp việc theo dõi bệnh được thuận lợi, tăng hiệu quả điều trị và giảm bớt chi phí không cần thiết (một số xét nghiệm bình thường không cần phải làm lại trong một khoảng thời gian nhất định).

Nhắn tin PGS. Tuyển qua Zalo, Viber hoặc gọi điện phòng khám

Mang theo toàn bộ đơn thuốc, xét nghiệm cũ

Chưa đến lịch tái khám, có dấu hiệu bất thường vẫn cần đi khám

Làm đúng quy trình lấy mẫu nước tiểu 24h đã được hướng dẫn

KHI NÀO CẦN KHÁM CHUYÊN KHOA THẬN - TIẾT NIỆU

Những lưu ý dưới đây là một số gợi ý. Chi tiết xin vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị của quý vị.

Khám sức khỏe

Chủ động kiểm tra định kỳ, nhiều bệnh Thận không triệu chứng

Tiền sử gia đình

Một số bệnh Thận di truyền qua các thế hệ gia đình

Bệnh toàn thân

Nhiều bệnh gây hại cho Thận như Đái đường, THA, …

Tiền sử bản thân

Có triệu chứng bệnh Thận hoặc xét nghiệm bất thường

Sau điều trị

Sau điều trị ngoại khoa bệnh Thận cần tái khám nội khoa

Có triệu chứng

Có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bệnh Thận-Tiết niệu nào …

Phù

Phù mặt hoặc chân. Phù là sự tích nước khoang gian bào

Đái máu

Có thể thấy bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm

Tiểu khó

Tiểu đau rát, tiểu nhiều lần, tiểu xong vẫn còn muốn đi, …

Toàn thân

Mệt mỏi, chán ăn, da xanh- khô – ngứa, tăng huyết áp, …

Cơ xương khớp

Chuột rút, cảm giác kiến bò, đau xương khớp, …

Xét nghiệm

Thiếu máu, có đạm niệu, giảm mức lọc cầu thận, …

ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

Suy thận mạn là biến chứng cuối cùng của bệnh thận. Nhiều bệnh thận có thể “sống chung hòa bình” nếu được điều trị và theo dõi đúng. Suy thận mạn có thể điều trị để kéo dài thời gian dẫn tới giai đoạn cuối, vì ở giai đoạn này chức năng thận không đủ đảm bảo lọc thải chất độc và đảm bảo cân bằng nội môi trong máu thì sẽ phải dùng phương pháp khác thay thế gọi là điều trị thay thế.

Lọc màng bụng

Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã suy yếu. Lọc màng bụng giúp lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh, giúp cân bằng nội môi.

Lọc thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được rút ra từ mạch máu và đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Trong quả lọc, máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì lý do đó quả lọc máu còn được gọi là “thận nhân tạo”.

Ghép thận

Ghép thận là phẫu thuật đưa quả thận khỏe mạnh (lấy từ bệnh nhân chết não) để ghép vào cơ thể người nhận (suy thận nặng). Thận ghép thường nằm trong hố chậu. Việc kiểm tra trước ghép và sau ghép cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa Thận

Thứ 7, PGS. Tuyển khám tại PK Bình Minh. Địa chỉ 103 Giải Phóng, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại phòng khám 043.8698.162

Chủ Nhật, PGS. Tuyển khám tại PK Hà Thành. Địa chỉ 383 Giải Phóng, phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại phòng khám 043.6282.104

UNG THƯ BÀNG QUANG


Tỷ lệ mắc

Nhiều thứ 2 trong số các loại ung thư hệ tiết niệu, nam nhiều hơn nữ, chẩn đoán sớm 80% có thể sống thêm 5 năm.

Chẩn đoán

Đáu máu đại thể hoặc vi thể. Siêu âm có thể thấy khối u. Sinh thiết và giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng