MỤC LỤC BÀI VIẾT
- PGS. TUYỂN TẠM NGỪNG KHÁM BỆNH NGOÀI GIỜ
- KHI NÀO CẦN KHÁM THẬN - TIẾT NIỆU
- MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG GỢI Ý BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU
- PHÙ
- ĐÁI MÁU
- TIỂU TIỆN
- TOÀN THÂN
- CƠ XƯƠNG KHỚP
- XÉT NGHIỆM
- SUY THẬN MẠN
- Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Giai đoạn bệnh thận mạn
- Nguyên nhân bệnh thận mạn
- Dinh dưỡng bệnh thận mạn
- LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH
- ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
- Lọc màng bụng
- Lọc thận nhân tạo
- Ghép thận
- CHUẨN BỊ CẦN THIẾT TRƯỚC KHI ĐI KHÁM CHUYÊN KHOA THẬN - TN
- UNG THƯ BÀNG QUANG
- BÀI VIẾT MỚI
- THỨ 7 PGS. TUYỂN KHÁM TẠI PK ĐA KHOA BÌNH MINH
- CHỦ NHẬT PGS. TUYỂN KHÁM TẠI PK THẬN HÀ THÀNH
PGS. TUYỂN TẠM NGỪNG KHÁM BỆNH NGOÀI GIỜ
Nếu quý vị cần tư vấn, vui lòng nhắn tin tới Zalo, Viber của PGS. Tuyển qua số điện thoại +849 969 BẢY BỐN 6969. Sau khi nhắn tin, vui lòng chờ thời gian để PGS. Tuyển sắp xếp trả lời quý vị. Trân trọng !!!
KHÁI NIỆM VỀ THẬN - TIẾT NIỆU
Thận – Tiết niệu là cơ quan giúp cơ thể loại bỏ các chất thải tan trong máu ra khỏi cơ thể, đồng thời chúng giúp cân bằng điện giải và lượng nước trong máu. Ure là sản phẩm chuyển hóa của thực phẩm protein. Ure là chất độc của cơ thể và được phóng thích vào máu. Thận có chức năng lọc ure cùng các chất độc khác tạo thành nước tiểu, nước tiểu qua bộ phận tiết niệu đào thải ra ngoài.
Ngoài ra, thận còn có chức năng quan trọng khác là kiểm soát sự sản xuất hormon erythropoietin – một loại nội tiết tố có chức năng kích tạo hồng cầu từ tủy xương. Khi chức năng thận giảm, sự giảm hormon này giảm sẽ gây ra thiếu máu.

BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU THƯỜNG GẶP
Bệnh Thận – Tiết niệu có số lượng rất nhiều. Dưới đây chỉ là một số bệnh thường gặp trong thực tế khám chữa bệnh lâm sàng. Vui lòng kích vào hình để xem chi tiết

Bệnh của tiết niệu
Bệnh tiết niệu phổ biến như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, u đường bài xuất, u bàng quang, …

Bệnh thận di truyền
Bệnh tiết niệu của hệ Thận – Tiết niệu chủ yếu có liên quan tới Thận, như thận đa nang, bệnh xốp tủy thận dạng bọt biển…
KHI NÀO CẦN KHÁM THẬN - TIẾT NIỆU
Xu hướng hiện đại là kiểm tra sức khỏe trước khi có biểu hiện bệnh. Dưới đây là một vài gợi ý để quý vị chủ động hơn. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ của quý vị để biết thêm chi tiết
Khám sức khỏe định kỳ
Chủ động kiểm tra khi chưa có biểu hiện triệu chứng. Nhiều bệnh thận diễn biến âm thầm không biểu hiện
Tiền sử gia đình
Một số bệnh thận là bệnh di truyền. Vì vậy, việc kiểm tra cho các thế hệ sau là cần thiết để điều trị kịp thời
Bệnh mạn tính khác
Một số bệnh toàn thân khác có thể âm thầm làm tổn thương thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, ...
Tiền sử bản thân
Nếu đã từng được chẩn đoán bệnh thận, hãy điều trị theo hướng dẫn. Nhiều bệnh mạn tính nhưng có thể "sống chung hòa bình"
Sau điều trị bệnh thận
Nhiều bệnh thận sau điều trị ngoại khoa vẫn cần tái khám nội khoa, như sau mổ sỏi thận, sau tán sỏi thận qua da hoặc ngược dòng ...
Có triệu chứng
Có biểu hiện thường gặp như phù, đái máu, đái ít, đái dắt, đái nhiều, đau lưng... hoặc bất cứ biểu hiện nào nghi ngờ bệnh Thận - Tiết niệu
MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG GỢI Ý BỆNH THẬN - TIẾT NIỆU
Bệnh lý hệ Thận – Tiết niệu, đặc biệt là bệnh thận, có thể âm thầm không triệu chứng. Vì vậy, việc chủ động khám sức khỏe là cần thiết. Một số triệu chứng dưới đây có thể gợi ý bệnh thận nhưng cũng có thể xuất hiện do bệnh lý khác. Trong mọi trường hợp tốt nhất hãy xin ý kiến bác sĩ điều trị của quý vị.

PHÙ
Phù có thể xuất hiện ở mặt hoặc chân.Nguyên nhân của phù là do sự tích tụ nước ở khoang gian bào

ĐÁI MÁU
Đái máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường (đái máu đại thể) hoặc phải xét nghiệm (đái máu vi thể)

TIỂU TIỆN
Đái khó, đái nhiều lần, đái xong vẫn còn muốn đi tiếp, đái đêm, đái buốt, đái vướng, đái không tự chủ, ….

TOÀN THÂN
Mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, chán ăn, da khô và ngứa, giảm cân, tăng huyết áp, …

CƠ XƯƠNG KHỚP
Chuột rút, cảm giác kiến bò, loãng xương, có thể có đau khớp đau xương, …

XÉT NGHIỆM
Thiếu máu, có hồng cầu, protein niệu, creatinin trong máu tăng, mức lọc cầu thận giảm, …
SUY THẬN MẠN
Suy thận mạn là biến chứng cuối cùng của bệnh lý thận không được theo dõi điều trị hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân khác lên thận. Mời quý vị đọc những bài viết của PGS. Tuyển Suy thận mạn tại đây. Hoặc kích vào hình dưới đây để xem nội dung được quan tâm nhiều về Suy thận mạn
LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cho thận của quý vị được khỏe mạnh, phòng tránh được một số bệnh lý của thận, hoặc tăng khả năng đáp ứng điều trị. Vui lòng kích vào mỗi câu hỏi để đọc câu trả lời
Uống ít nước vì lo thận “mệt” là một quan niệm rất sai lầm.
Cơ chế lọc cầu thận rất phức tạp. Một trong ba yếu tố quan trọng là áp lực keo của huyết tương trong máu. Khi uống ít nước, áp lực keo cao, lượng nước được tạo thành nước tiểu ở thận ít, các chất độc hại tan trong nước cần đào thải ra ngoài ít hơn, từ đó bị tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.
Khi uống nhiều nước, việc đào thải các chất độc hại dễ hơn mà còn giúp rửa hệ thống tiết niệu ngăn ngừa nhiễm khuẩn ngược dòng.
Nếu quý vị bị suy thận thì lượng nước uống vào cần phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đái nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm bàng quang, hội chứng thần kinh bàng quang, đái tháo nhạt, …
Nhưng nếu đi tiểu nhiều do uống nhiều nước thì lại hoàn toàn bình thường. Nếu quan niệm điều này làm thận yếu là KHÔNG ĐÚNG. Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài, từ đó đảm bảo các chất trong máu được ổn định theo sinh lý bình thường.
Việc đái nhiều có thể là bình thường do uống nhiều nước, nếu bất thường có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh lý của bàng quang.
Những nguyên tắc vàng sau đây sẽ giúp quý vị giảm nguy cơ mắc bệnh Thận
– Tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Không cần là một bộ môn chuyên nghiệp nào, mà chỉ đơn giản là đi bộ hoặc đi bơi. Điều chú ý là phải đều đặn.
– Ăn uống lành mạnh, hợp lý. Không uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
– Nếu có bệnh mạn tính toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, … thì hãy kiểm soát thật tốt, đồng thời cần phải định kỳ kiểm tra chức năng thận.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm tương tự.
– Không tự ý sử dụng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
– Giảm cân nếu quý vị bị thừa cân.
– Nếu có biểu hiện bệnh thận như phù, đái máu, … hoặc bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào thì hãy đi khám càng sớm càng tốt
– Đặc biệt, nếu đang có bệnh thận mạn, quý vị hãy theo đúng y lệnh. Không được bỏ điều trị, không tự ý bỏ thuốc. Nhiều trường hợp bỏ thuốc gây ra “kháng trị”. Thực tế cũng có nhiều trường hợp người trẻ bỏ điều trị dẫn tới suy thận mạn trong khi bệnh đó có thể “sống chung hòa bình”
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
Khi chức năng Thận không đủ đảm bảo khả năng lọc thải chất độc trong máu, cân bằng nội môi đặc biệt điện giải trong máu, thì sẽ cần phải dùng phương pháp khác thay thế, gọi là điều trị thay thế

Lọc màng bụng
Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc là phương pháp sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận đã suy yếu. Lọc màng bụng giúp lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh, giúp cân bằng nội môi.

Lọc thận nhân tạo
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được rút ra từ mạch máu và đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Trong quả lọc, máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì lý do đó quả lọc máu còn được gọi là “thận nhân tạo”.

Ghép thận
Ghép thận là phẫu thuật đưa một quả thận khỏe mạnh (thường lấy từ bệnh nhân chết não) để ghép vào cơ thể người nhận (đã suy thận nặng). Thận ghép thường nằm trong hố chậu. Việc kiểm tra trước ghép và sau ghép cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa Thận
CHUẨN BỊ CẦN THIẾT TRƯỚC KHI ĐI KHÁM CHUYÊN KHOA THẬN - TN
Những chuẩn bị dưới đây sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, đồng thời giảm bớt chi phí không cần thiết. Trong quá trình khám chữa bệnh, xin vui lòng hợp tác và làm theo đúng hướng dẫn. Mọi nỗ lực không nằm ngoài vì mục tiêu sức khỏe của quý vị. Vui lòng kích vào biểu tượng để xem chi tiết
Liên hệ
Vui lòng liên hệ PGS. Tuyển hoặc phòng khám trước khi đi khám, đặc biệt với trường hợp quý vị là người không ở Hà Nội.
Dấu hiệu
Quý vị hãy tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số dấu hiệu trong mục này gợi ý quý vị cần đi khám ngay
Mang theo
Đơn thuốc, xét nghiệm cũ. Đơn thuốc được dùng để chỉnh liều. Một số xét nghiệm cũ bình thường không cần chỉ định lại
Nước tiểu 24h
Hướng dẫn chi tiết cách lấy nước tiểu 24h. Trước khi thực hiện quy trình này, quý vị cần xin acid HCl tại phòng khám
Video được sưu tầm
UNG THƯ BÀNG QUANG
Tỷ lệ mắc
Nhiều thứ 2 trong số các loại ung thư hệ tiết niệu, nam nhiều hơn nữ, chẩn đoán sớm 80% có thể sống thêm 5 năm.
Chẩn đoán
Đáu máu đại thể hoặc vi thể. Siêu âm có thể thấy khối u. Sinh thiết và giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng
BÀI VIẾT MỚI
THỨ 7 PGS. TUYỂN KHÁM TẠI PK ĐA KHOA BÌNH MINH
Địa chỉ: số 103 đường Giải Phóng – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội (đối diện bệnh viện Bạch Mai). Điện thoại phòng khám Bình Minh: 043.8698.162
CHỦ NHẬT PGS. TUYỂN KHÁM TẠI PK THẬN HÀ THÀNH
Địa chỉ: số 383 đường Giải Phóng – Hai Bà Trưng – Hà Nội (ngay chân cầu vượt về phía Giáp Bát). Điện thoại phòng khám Thận Tiết niệu Hà Thành: 043.6282.104